Thứ Năm, 2 tháng 2, 2017

Bật mí 3 bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm cực hiệu quả

Trong tất cả các bệnh về xương khớp, có thể nói thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xuất hiện ở nhiều người và ở bất kỳ ai. Người Việt dùng thuốc dân gian để chữa bệnh không còn là điều gì quá xa lại. Vì vậy, người ta thường dùng 3 bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm sau để uống chữa bệnh hằng ngày. Đây là cách chữa bệnh đơn giản, dễ thực hiện nhưng cần có sự kiên trì.
 

Top 3 bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều người dùng

Thoát vị đĩa đệm có hai loại là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Cho dù là thoát vị đĩa đệm ở vị trí nào thì vẫn có thể dùng các bài thuốc sau đây để chữa bệnh.

1. Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng

Công dụng: cây xương rồng theo như Đông y có vị đắng, tính hàn nên có công dụng thanh nhiệt. Nhựa của cây xương rồng có thể dùng làm thuốc chữa ho, đau bụng,…ngoài ra nó còn có công dụng chữa các bệnh xương khớp cực hiệu quả chẳng hạn như: bệnh thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, đau lưng,…
Cây xương rồng – bài thuốc giúp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Cách bào chế thuốc:
  • Lấy nhánh xương rồng bỏ đi phần gai nhọn rồi rửa sạch
  • Đập cho dập các nhánh xương rồng này sau đó trộn chung với muối hột, trộn đều.
  • Đem hỗn hợp hơ nóng trên bếp than
  • Đắp hỗn hợp này lên chỗ bị đau
  • Khi nguội thì tiếp tục hơ nóng rồi đắp tiếp (lưu ý không nên hơ quá nóng sẽ gây bỏng da). Thực hiện 3 lần hơ nóng rồi đắp là được.
  • Mỗi ngày đắp hỗn hợp này một lần

2. Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây cỏ xước

Tác dụng: theo đông y thì cây cỏ xước có thể chữa được các bệnh như: tê mỏi chân tay, đau nhức các khớp xương, phong thấp, huyết áp cao, tụ máu,… trong đó cây cỏ xước còn là bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm khá hiệu quả.
Cây cỏ xước cũng là bài thuốc chữa các bệnh xương khớp hiệu quả
Cách bào chế thuốc:
  • Rửa sạch cây cỏ xước, sau đó đem đi phơi khô.
  • Sau đó đem sắc chung với nước để uống mỗi ngày

3. Bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây chìa vôi

Tác dụng: cây chìa vôi có tác dụng chữa các bệnh như là: đau xương nhức khớp, phong thấp, bong gân, trật khớp, tiêu độc và còn phát huy công dụng khá hiệu quả trong việc chữa thoát vị đĩa đệm.
Cách bào chế thuốc:
  • Dùng 30g cỏ xước, 20g dền gai, 20g chìa vôi, 20g lá lốt, 20g tầm gửi, 20g cỏ ngươi đã được phơi khô sắc chung với nước rồi để uống mỗi ngày.
  • Đồng thời để mang lại hiệu quả tốt hơn, bạn đem cây chìa vôi giã nhuyễn trộn với muối hột, cho vào miếng vải để đắp lên chỗ bị đau.
Với các bài thuốc dân gian chữa thoát vị đĩa đệm trên đây. Các cơn đau do bệnh mang lại sẽ giảm dần theo thời gian sử dụng thuốc. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bệnh giảm nhanh hay chậm, tuy nhiên người bệnh cần có thời gian kiên trì thực hiện mới mang lại hiệu quả rõ rệt. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Nguồn: http://cachchuathoatvidiadem.com/bat-mi-3-bai-thuoc-dan-gian-chua-thoat-vi-dia-dem-cuc-hieu-qua/

Thực trạng và cách trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiện nay

Khi xưa, bệnh thoát vị đĩa đệm thường xuất hiện ở những người già nguyên nhân do xương lão hóa và yếu đi. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh này còn xuất hiện nhiều ở người trẻ, do tính chất công việc như ngồi văn phòng nhiều ít vận động, hay người lao động lại khuân vác vật nặng quá nhiều với tư thế không đúng cũng dễ gặp phải thoát vị đĩa đệm. Cùng tìm hiểu thực trạng và cách trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả sau đây.

Thực trạng bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thường xuất hiện ở người từ 25 tuổi trở lên, đây là một trong những căn bệnh xương khớp phổ biến mà nhiều người mắc phải. Các cách trị bệnh thoát vị đĩa đệm cũng khá nhiều chẳng hạn như: uống thuốc tây, thuốc đông y, phẫu thuật, bấm huyệt, châm cứu,…nhưng chưa biết được đâu là cách chữa hiệu quả và những lưu ý khi chữa với các cách trên.

Cách trị bệnh thoát vị đĩa đệm nào có hiệu quả nhất?

Để biết được cách trị bệnh thoát vị đĩa đệm nào hiệu quả, chúng ta cùng tham khảo nội dung bên dưới đây:
  • Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng mổ thay đĩa đệm nhân tạo: đây là biện pháp cuối cùng khi mà các cách điều trị bệnh khác không có hiệu quả. Nhìn chung, bệnh nhân chỉ nên mổ khi: bệnh nhân bị liệt hoặc mất cảm giác ở hai chân, mất kiểm soát trong việc chữa trị.
  • Chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc tây: đây là cách được nhiều người áp dụng ban đầu tuy nhiên kết quả mang lại hiệu quả không cao. Vì tính chất của thuốc tây có tác dụng tạm thời và không an toàn cho sức khỏe do gây ra các tác dụng phụ. 
  • Cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng châm cứu, bấm huyệt: đây là một phương pháp tốt để trị bệnh tuy nhiên cần phải kết hợp với dùng thuốc chữa bệnh thì mới mang lại hiệu quả triệt để và lâu dài.
  • Thoát vị đĩa đệm chữa bằng thuốc đông y: đây là cách có tác dụng chậm, bệnh nhân cần thời gian kiên trì thực hiện mới mang lại hiệu quả lâu dài và an toàn cho cơ thể.
  • Chữa thoát vị đĩa đệm bằng kéo dãn cột sống: bệnh nhân cũng sẽ cảm thấy giảm đau khá nhanh do các áp lực lên cột sống được giải tỏa, thế nhưng sau một thời gian ngắn các cơn đau cũng sẽ quay lại vì nó chỉ chữa triệu chứng bệnh mà không chữa từ căn nguyên bệnh.
Các bài thuốc đông y chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Nhìn chung, trong các cách chữa thoát vị đĩa đệm trên, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn cách điều trị kết hợp mang lại hiệu quả cao: sử dụng các bài thuốc đông y chữa bệnh sẽ mang lại hiệu quả và cũng an toàn. Tuy nhiên, điểm yếu của cách này là tác dụng chậm nên bệnh nhân nên kết hợp với các phương pháp như tập vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt kết hợp với chế độ ăn uống có hiệu quả.
Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, hi vọng với các thông tin trên bạn sẽ tìm được cách i có hiệu quả nhất. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!








Hướng điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có hiệu quả

Hiện trạng bệnh thoát vị đĩa đệm hiện nay là có khoảng 80% trong số đó mắc thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, còn lại là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ. Thoát vị tại cột sống thắt lưng sẽ gây ra các cơn đau lưng lan truyền qua các dây thần kinh gây đau. Cùng tìm hiểu cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có hiệu quả sau.
 

Những hậu quả do bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng mang lại

  • Đau dây thần kinh: hiện tượng đau này lan truyền từ các dây thần kinh dọc vùng lưng tới thắt lưng, xuống tới chân tương ứng với sự phân bố của các dây thần kinh.
  • Mất hoặc rối loạn cảm giác: sẽ xuất hiện cảm giác nóng, lạnh,… ở các vùng da có tương ứng nơi có dây thần kinh bị tổn thương. Khi dây thần kinh bị tổn thương sâu sắc sẽ xuất hiện tình trạng này.
  • Rối loạn cơ thắt: dấu hiệu là bệnh nhân mắt đi khả năng kiểm soát tiểu tiện, bí tiểu hoặc tiểu nhiều, luôn có cảm giác nước tiểu bị rỉ ra từng chút mà người bệnh không kiểm soát được.

Cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Tùy vào từng trường hợp bệnh mà có các cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng khác nhau.
  • Đối với những bệnh nhân ở trong giai đoạn đầu: các cơn đau không quá nặng có thể chữa trị bằng phương pháp bảo tồn sau:
  • Uống thuốc có tác dụng áp chế cơn đau và co thắt co bắp
  • Nằm nghỉ ngơi với tư thế thoải mái nhất để bệnh nhân cảm thấy bớt đau. Nhưng không nên nằm quá lâu.
  • Tập các bài tập vật lý trị liệu
  • Đối với bệnh nhân bị nặng: khi đó các biện pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả thì cần được điều trị ngoại khoa là phẫu thuật để loại bỏ đĩa đệm bị thoát vị. Đó là các trường hợp:
  • Người bệnh không thể vận động được, cảm thấy tê liệt
  • Các cơn đau hành hạ quá mức
  • Các đĩa đệm bị vỡ và không thể dùng thuốc hay bảo tập để điều trị được.
Hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh là gây tàn phế, bại liệt
Đối với các biện pháp chữa trị trên cần có sự theo dõi và chỉ định của các bác sĩ. Người bệnh không được tự ý thực hiện các cách trên mà không có sự đồng ý của các bác sĩ.
Đây là các cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng theo Tây y. Một số bệnh nhên hiện nay đang hướng tới điều trị bằng các bài thuốc đông y cho an toàn, vì các loại thuốc giảm đau Tây y có khi có tác dụng phụ khiến cơ thể bị ảnh hưởng không tốt. Các bài thuốc Đông y sẽ có hiệu quả lâu dài và an toàn hơn nhưng lại chậm phát huy tác dụng, vì vậy người bệnh nên kiên trì uống thuốc mỗi ngày.
Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện các bài tập vật lý trị liệu thì hiệu quả của cách điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng bằng thuốc đông y sẽ nhanh hơn. Hi vọng với các thông tin trên người bệnh sẽ không còn cảm thấy quá lo lắng với căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng này nữa.



Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Xây dựng chế độ ăn uống cho người thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Để có một sức khỏe tốt, đặc biệt đối với người bệnh, trước tiên cần có một chế độ dinh dưỡng tốt. Bài viết sau đây sẽ cung cấp một số lời khuyên cần thiết về chế độ ăn uống cho người thoát vị đĩa đệm.
Việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể nhất là trong quá trình chữa bệnh rất quan trọng. Nhiều người bệnh thường chỉ chú trọng vào hiệu quả của các loại thuốc uống, các phương pháp điều trị mà bỏ quên mất vai trò của việc ăn uống hợp lý. Thực tế, việc có một chế độ dinh dưỡng hiệu quả sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt hơn các dưỡng chất, giúp đẩy nhanh quá trình điều trị, mang lại kết quả tốt hơn. Một số điều cần quan tâm trong chế độ ăn uống cho người thoát vị đĩa đệm:
  • Bổ sung các thực phẩm giàu canxi
Đối với căn bệnh về xương khớp thì việc bổ sung canxi là vô cùng quan trọng. Ngoài việc duy trì hoạt động của cơ bắp, phát tín hiệu tới các tế bào thần kinh, hỗ trợ xương, khớp chắc khỏe,…
Một số thực phẩm bạn có thể tham khảo: các loại sữa, đậu nành, cá, tôm, các loại rau có màu xanh đậm như rau diếp cá, rau bina, cải xoăn,…
  • Tăng cường các vitamin K, D, C, E
Vitamin vô cùng cần thiết cho cơ thể, trong đó các loại vitamin K, D, C, E giữ vai trò quan trọng đối với sức khỏe xương khớp, cần được bổ sung hàng ngày.
Vitamin K: Đây là loại vitamin rất quan trọng trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm, giúp điều hòa canxi, tích trữ canxi trong xương. Ngoài ra, vitamin K còn giúp hình thành cũng như chữa lành phần xương bị tổn thương, thường có trong các thực phẩm như rau xanh, gan, pho mát, đậu nành,…
Vitamin D: Đóng vai trò là chất chuyển hóa, giúp cơ thể tiếp thu, hấp thụ canxi, một chất vô cùng quan trọng cho xương khớp, bảo vệ khung xương bằng cách làm tăng lực ở cơ bắp giúp cơ thể khỏe mạnh, không thể thiếu trong chế độ ăn uống cho người thoát vị đĩa đệm.
Vitamin C: Vitamin C tốt cho hệ miễn dịch, hoạt động như một chất chống viêm, thuốc giảm đau ngăn chặn những cơn đau mà thoát vị đĩa đệm mang lại. Ngoài ra, vitamin C giúp sản xuất collagen – protein cần thiết cho sự phát triển của xương và dây chằng. Có thể cung cấp vitamin C cho cơ thể thông qua thực phẩm như: cây họ cam quýt, dâu tây, bưởi, kiwi, đậu Hà Lan, hành tây, tỏi tây, củ cải đường, bông cải xanh…
Vitamin E:  Là vitamin tan trong chất béo, có trong nhiều loại thực phẩm như: các loại ngũ cốc, cải xoăn, dầu đậu nành, oliu, rau bina…Có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm cơn đau nhức do đau lưng, thoát vị đĩa đệm gây ra.
  • Bổ sung thực phẩm giàu omega 3
Thực phẩm giàu omega 3 có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Người bệnh có thể bổ sung omega 3 cho cơ thể thông qua các loại cá, đậu nành, hạnh nhân…
Ngoài ra:
  • Cần bổ sung nhiều nước: khoảng 2-3 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể có thể thải độc tố tốt hơn.
  • Hạn chế đồ ăn nhanh, nhiều dầu, mỡ, chiên, xào.
  • Hạn chế rượu, bia cũng như các chất kích thích.
Những lưu ý cơ bản cần thiết cho một chế độ ăn uống cho người thoát vị đĩa đệm trong bài viết trên hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể dựa vào đó để làm thành một thực đơn hợp lý, tốt cho quá trình điều trị của mình.

Cachchuathoatvidiadem.com chúc bạn áp dụng thành công và có một sức khỏe tốt!
Nguồn:  http://cachchuathoatvidiadem.com/xay-dung-che-do-an-uong-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem-hieu-qua/

Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn tại nhà hiệu quả

Tuy có nhiều cách chữa thoát vị đĩa đệm khác nhau nhưng hầu hết bệnh nhân đều được khuyên nên kết hợp với việc luyện tập các bài tập giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn. Hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn là một trong những bài tập hữu hiệu trong chữa thoát vị đĩa đệm.

Vai trò của tập xà đơn với bệnh thoát vị đĩa đệm

Lợi ích của tập thể dục thể thao đối với thể chất,sức khỏe là hoàn toàn không thể phủ nhận. Ngoài ra, tập thể dục thể thao còn có thể ứng dụng vào trị bệnh, điển hình là chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn. Cùng tìm hiểu qua những công dụng sau:
  • Giảm sự chèn ép của đốt sống lên đĩa đệm, giúp đĩa đệm khỏe mạnh, không bị mài mòn.
  • Các động tác luyện tập xà đơn giúp kéo giãn tổng thể cột sống, từ đó giảm sự co cứng cơ và giúp các vòng xoáy bệnh lý đau cắt đứt.
  • Lực kéo giãn làm các khoang đốt sống được giãn ra, giảm lực trong đĩa đệm giúp đĩa đệm và nhân nhầy căng phồng trở lại, tăng dinh dưỡng cho đĩa đệm qua đó thu nhỏ thể tích đĩa đệm bị lồi hoặc thoát vị.
  • Làm tăng kích thước lỗ tiếp hợp nhằm giải phóng sức ép lên các rễ và dây thần kinh từ đó giảm đau và giảm kích thích rễ.
  • Giúp khôi phục hình dáng giải phẫu bình thường của cột sống.
  • Nếu bệnh nhân mắc bệnh ở mức độ nhẹ, tập xà đơn có thể giúp khối thoát vị trở về vị trí cũ.

Cách tập xà đơn chữa thoát vị đĩa đệm

Chuẩn bị dụng cụ

  • Một chiếc xà đơn thông thường.
  • Chọn đúng vị trí đặt xà: người đứng thẳng, tay giơ cao lên, đầu ngón giữa cách xà 25cm.
  • Đặt 2 bục gỗ hoặc 2 viên gạch cao khoảng 5-7cm ngay dưới hai bên chân, khoảng cách khoảng 60cm.
  • Nên chọn đặt xà ở nơi thoáng mát, tránh gió.

Bài tập chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn

  • Khởi động toàn thân bằng cách hít thở và những động tác đơn giản, nhẹ nhàng trước khi bắt đầu vào tập.
  • Bước hai chân lên bục, hai tay mở rộng bằng vai, nắm lấy xà. Giữ cơ thể ở tư thế thoải mái nhất, nhẹ nhàng buông lỏng toàn thân. Đối với người mới bắt đầu, có thể treo người từ 40-46 giây, đến khi mỏi tay thì đặt hai chân trở lại bục, buông tay xuống nghỉ. Khi hết mỏi tiếp tục treo lại đủ 3 đến 5 lượt cho một buổi tập. Khi đã quen, có thể tăng dần lượng thời gian treo xà lên 1-2 phút, có thể nâng cao bài tập bằng các động tác lên xuống trên xà.

Những lưu ý khi tập xà đơn

  • Tập dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp với liệu trình điều trị phù hợp để cải thiện sức khỏe tốt nhất.
  • Đặt xà ở độ cao thích hợp, tốt nhất là khi treo người, đầu ngón chân cái cách đất 5cm, phòng khi lỡ tuột tay, người bệnh cũng tiếp đất an toàn hơn.
  • Không bao giờ được bỏ qua bước khởi động lúc đầu.
  • Khi lên xuống xà không nhảy, lắc, kéo người.
  • Tập ở mức độ phù hợp với cơ thể, dần dần tăng độ thời gian cũng như độ khó lên. Không nên gượng ép cơ thể, tập quá sức sẽ phản tác dụng.
  • Duy trì việc tập luyện thường xuyên để mang lại hiệu quả tích cực.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xà đơn tuy hiệu quả nhưng để chữa hết bệnh tận gốc, vẫn cần có sự can thiệp của y học. Nên kết hợp các bài tập chữa thoát vị đĩa đệm với một phương pháp điều trị khác như dùng thuốc, thảo dược, Đông y,… được bào chế từ các nguyên liệu thiên nhiên rất an toàn cho sức khỏe, mang lại hiệu quả tối ưu. Bệnh nhân nên tìm đến các cơ sở y tế, phòng khám, bác sĩ để được tư vấn và chữa trị tốt nhất.
Hy vọng với những thông tin bài viết trên chia sẻ, bạn đã có thêm 1 phương pháp hữu ích cho việc chữa thoát vị đĩa đệm. Chúc bạn áp dụng thành công và sớm khỏi bệnh!

2 bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây chuối hột

Kho tàng những bài thuốc dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, tập hợp những bài thuốc đơn giản, dễ tìm và quen thuộc trong cuộc sống chúng ta nhưng mang lại hiệu quả bất ngờ. Bạn đã nghe đến chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây chuối hột? Cùng tìm hiểu nhé!
Tác dụng của cây chuối hột
Cây chuối hột còn được gọi là cây chuối chát, chắc chắn đã trở thành loại cây quen thuộc với người dân Việt Nam, nhất là những người dân ở miền quê.
  • Theo Đông y, chuối hột có vị đắng, chát, tính mát, ít độc.
  • Cây có thân khá to, cao, quả có nhiều hột đen.
  • Cây dễ trồng và ưa sống nơi ẩm ướt, thường mọc hoang thành các bụi lớn. Vì vậy dễ tìm nên sẽ thuận lợi khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây chuối hột.
Người ta có thể tận dụng hết tất cả các bộ phận của cây với công dụng: kháng viêm, giảm đau, giải độc, thanh nhiệt, thông tiểu, hoạt huyết,… trở thành các bài thuốc trị đau lưng, sỏi thận, đau dạ dày, đau đường ruột, đái tháo đường và cả chữa bệnh thoát vị đĩa đệm.
Đây là bài thuốc được lưu truyền trong nhân gian, tuy nhiên nhờ hiệu quả nó mang lại mà cho đến nay vẫn được nhiều người tin dùng và đã chữa khỏi bệnh.
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây chuối hột
Có nhiều bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ cây chuối hột, cùngcachchuathoatvidiadem.com tìm hiểu và lựa chọn bài thuốc tiện lợi nhất, phù hợp nhất để áp dụng nhé!
Bài thuốc 1: Rượu từ quả chuối hột
Nguyên liệu:
  • Chuối hột (xanh hoặc chín đều được): 2kg
  • Rượu trắng (có thể dùng rượu nếp thay thế): 4 lít
Cách thực hiện:
  • Chuối hột:
    • Rửa sạch và thái mỏng (nếu là chuối xanh) rồi phơi khô.
    • Sau đó cho vào bình ngâm với rượu trong 2 đến 3 tuần là có thể mang ra sử dụng.
    • Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ trước bữa ăn. Dùng liên tục trong 1 tháng sẽ cảm nhận được tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm rõ rệt.
Bài thuốc 2: Dùng thân cây chuối hột và đường phèn
Nguyên liệu:
  • Thân cây chuối hột ( chọn cây có thân lớn, đường kính khoảng 15-20cm, chưa trổ hoa, kết trái.
  • Một chút đường phèn.
Cách thực hiện:
  • Chặt ngang thân cây chuối hột và dùng dao khoét một lỗ ở giữa thân cây.
  • Cho đường phèn vào sau đó dùng 1 chiếc tô úp lại hoặc dùng nilon bịt kín nhằm tránh côn trùng. Đối với những bệnh nhân mắc phải bệnh tiểu đường thì bỏ qua bước này.
  • Chờ sau khoảng 2 tiếng (hoặc để qua đêm càng hiệu quả).
  • Dùng ống hút, hút phần nước nước chuối đã ra hòa với độ ngọt của đường cho vị rất sảng khoái và dễ chịu khi uống.
*Để tiết kiệm và dùng nhiều lần, nên chặt từ ngang thân chuối, sau đó chặt xuống một đoạn sau mỗi lần dùng, dùng được đến tận gốc.
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây chuối hột là bài thuốc dân gian, hoàn toàn từ thiên nhiên nên sẽ không có tác dụng phụ. Tuy nhiên công dụng chỉ giúp hỗ trợ phần nào cho việc chữa thoát vị đĩa đệm, ngoài ra, để điều trị bệnh hiệu quả, cần dùng kết hợp thêm với thuốc nam kết hợp thăm khám và nhờ sự tư vấn từ bác sĩ để đạt được kết quả như mong muốn.

3 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng hiệu quả

Thoát vị đĩa đệm đã trở thành căn bệnh ngày càng nhiều người mắc phải. Ngoài chữa bệnh theo phương pháp hiện đại thì những cách chữa dân gian, đơn giản và có thể thực hiện tại nhà cũng được nhiều người bệnh quan tâm tìm đến. Bài viết sau sẽ cung cấp 3 cách hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng, giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và sớm phục hồi sức khỏe cho người bệnh.
Có 3 cách dùng xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm, tùy từng bệnh nhân, từng tình trạng bệnh mà sẽ chọn cách phù hợp nhất, hiệu quả nhất.
Cách 1: Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng lá xương rồng hơ nóng trực tiếp
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng mặc dù đã được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới, tuy nhiên vẫn còn chưa phổ biến ở Việt Nam.
Xương rồng bà, còn có tên gọi là vợt gai, tiên nhân chưởng, tên khoa học là Opuntia Diilenii. Cây có nguồn gốc từ châu Mỹ, được nhập vào nước ta trong khoảng thế kỷ 17, nay được trồng rất phổ biến.
Đặc điểm : Gai là lá cây nhỏ cao khoảng 0.5-2m, thân tạo thành từ các lóng dẹp hình vợt bóng bàn, dài 15-20cm, rộng 4-10cm, màu xanh nhạt. Hoa có màu vàng sau chuyển dần sang đỏ. Quả mọng to 4-5 cm, màu đỏ mận.
Cây xương rồng chứa rất nhiều nước nên rất hữu hiệu trong hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm vì sẽ giữ được nhiệt độ cao trong thời gian lâu.
  • Loại bỏ hết gai trên lá xương rồng.
  • Hơ nóng cạnh hoặc hơ trên lửa cho đến khi xương rồng héo và mềm, buộc lại bằng vải mỏng lên phần bị đau do thoát vị.
  • Đắp khoảng 30 phút mỗi ngày trong một thời gian sẽ cảm nhận được hiệu quả.
Cách 2: Hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng và muối
Xương rồng ông, hay còn gọi bằng nhiều tên gọi khác như xương rồng ba cạnh, xương rồng ba chia, vương bá tiêm, … có tên y học là Euphorbia antiquorum L.
Đặc điểm: Cây nhỏ mọng nước, thường cao từ 1m đến 3m, có nhiều nhánh. Cành có 3 cạnh lồi. Lá nhỏ, mọng nước, mọc ở trên cạnh lồi của cành, cuống rất ngắn, thường ra hoa vào tháng 3 và tháng 4. Cây thường được trồng bằng cách chiết cành, làm hàng rào hay cây cảnh.
Có thể dùng xương rồng hỗ trợ thoát vị đĩa đệm bằng cách giã nát cùng một ít muối, đun nóng lên. Dùng hỗn hợp trên rải đều lên chiếu và cho người bệnh nằm lên ( có thể lót thêm một lớp vải cho đỡ nóng), chườm trong khoảng 20-30 phút cho đến khi hỗn hợp hết nóng hoặc có thể đặt bên dưới chiếu một bếp hồng ngoại làm nóng, chú ý đến nhiệt độ, điều chỉnh thích hợp để tránh bị bỏng.
Cách 3: Canh xương rồng nấu cá lóc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm
Nguyên liệu: 1 con cá lóc khoảng 200-250g, đọt xương rồng ba chia non.
Chế biến: 
  • Dùng kéo cắt hết gai nhọn của đọt xương rồng, rửa sạch và bào lát mỏng.
  • Cho 3 muỗng muối vào xương rồng đã bào vào bóp để giảm mủ và rửa lại với nước, nên thực hiện 2 lần bước này.
  • Cho cả xương rồng và cá (đã làm sạch, bỏ lòng) vào nồi cùng một chén nước. Không nêm gia vị, để lửa nhỏ và nung đến khi cạn nước, cá chính là được.
Có thể dùng như một bữa ăn hoặc chia nhỏ ăn dần trong ngày để tránh ngán. Ăn thường xuyên để thấy hiệu quả.

3 cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng xương rồng mà bài viết trên cung cấp giúp người bệnh có những biện pháp hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng cần tìm đến các trung tâm y tế, phòng khám hay các bác sĩ chuyên môn để theo dõi bệnh trạng cũng như kết hợp  điều trị hợp lý và nhận những lời khuyên tốt nhất để sớm hồi phục. Cachchuathoatvidiadem chúc bạn áp dụng thành công và sớm khỏi bệnh.
Nguồn: http://cachchuathoatvidiadem.com/3-cach-chua-thoat-vi-dia-dem-bang-xuong-rong-hieu-qua/